Advertise here
Nhặt Tiền Phải Cẩn Thận

Chương 8



Nơi nghĩa địa rộng lớn, giờ đây chỉ còn lại một mình tôi.
Tôi cúi xuống, nhìn thấy lá bùa vẫn nằm trong tay mình.

Lúc này, tôi không kìm được thắc mắc, bèn mở lá bùa ra. Dòng chữ trên bùa đã biến mất.
19
Chỉ còn lại một âm thanh vang vọng: “Ta tên Hàn Đông Vũ, người Sơn Tây, Lâm Phần. Sinh vào năm
Quang Tự thứ hai mươi sáu…”

“Năm 1900, năm nay đã 121 tuổi rồi.”
Lão là một người Sơn Tây, tại sao lại ẩn náu ở An Huy? Và vì sao lại hại một người lao động đang làm việc
ở Thượng Hải?

Tiếp theo, giọng nói ấy bắt đầu kể về câu chuyện của trăm năm trước.
Gia đình lão có chút sản nghiệp vào cuối triều Thanh. Cha thường xuyên đi xa buôn bán, là một thương
nhân Sơn Tây điển hình. Dấu chân ông trải dài khắp Địch Hóa, Quy Tụy, Bảo Đầu và nhiều nơi khác.
Hàn Đông Vũ cũng theo cha làm ăn buôn bán.

Năm 21 tuổi, khi đến sát khẩu ở phía bắc Sơn Tây, lão bị một nhóm cướp chặn đường cướp sạch hàng hóa
và tiền bạc, rồi bị đánh rơi xuống núi. Khi ấy, lão đã chết. Một đạo sĩ già trong núi phát hiện ra lão, viết một
đạo phù giúp lão tiếp tục sống.

Đặc điểm của đạo phù này là người nhặt được nó sẽ lập tức bị ràng buộc với Hàn Đông Vũ, hai người cùng
chia sẻ tuổi thọ cho đến khi người nhặt phù chết đi. Nhưng cách gắn kết này khiến chủ nhân tiếp theo của
đạo phù không thể được chọn lựa, mà chỉ có thể trông mong vào việc có người sống thọ nhặt được nó.

Người đầu tiên nhặt được phù là Đại Bảo, khi ấy cậu bé chỉ mới 5 tuổi.

Hàn Đông Vũ sống lại thật. Nhưng lão đạo sĩ không cho lão trở về nhà, mà thu nhận lão làm đệ tử. Để theodõi tình trạng tuổi thọ của mình, Hàn Đông Vũ buộc phải bí mật quan sát cuộc sống của đứa trẻ kia.
Thật không may, đứa trẻ ấy xuất thân nghèo khó, đến năm 15 tuổi thì mắc bệnh qua đời.

Nhưng lúc này, Hàn Đông Vũ đã có khả năng thông linh. Lão nô dịch linh hồn của cậu bé, sai khiến nó ném
đạo phù ra ngoài một lần nữa. Đạo phù này chỉ có thể tiếp tục tồn tại nếu chính người giữ nó tự tay vứt đi.

Người nhặt được đạo phù tiếp theo là một thương nhân tên Hồ Nhất Văn. Ông trở về quê nhà ở Hồ Bắc, và
Hàn Đông Vũ buộc phải đi theo. May mắn thay, người này sống rất lâu.

Hàn Đông Vũ ở lại Hồ Bắc tận 60 năm.
Năm 1991, khi người đàn ông ở Hồ Bắc lâm trọng bệnh và được đưa đến Bắc Kinh chữa trị, trên đường đi
qua An Huy thì qua đời. Hàn Đông Vũ một lần nữa phải khống chế linh hồn của ông ta, vứt đạo phù xuống
An Huy.

Lần này, người nhặt được là Tiểu Hoàng, và Hàn Đông Vũ lại bám rễ tại nơi này.
Những chuyện sau đó, tôi đều biết cả. Khi Tiểu Hoàng chết, Hàn Đông Vũ lại nô dịch linh hồn của gã và tiếp
tục ném đạo phù đi. Và tôi trở thành kẻ xui xẻo thứ tư.

Sự tà ác của đạo phù này nằm ở chỗ: một khi đã nhặt được, thì sẽ bị ràng buộc, cho dù có ném thế nào
cũng không thể vứt bỏ. Vì vậy, những người như bà cô tập thể dục buổi sáng, đầu bếp, và tiểu hoà thượng
đều bị tôi liên lụy.

Tiểu Hoàng cũng từng thử nhiều lần mà không thể vứt bỏ, nên đành chấp nhận giữ nó bên mình. Nhưng gã
đã tìm hiểu được một số thông tin về đạo phù này, và lần lượt tìm thấy linh hồn của Đại Bảo và Hồ Nhất
Văn.

Họ cũng muốn hồi sinh. Cách duy nhất là chiếm lấy đạo phù. Muốn vậy, họ phải giết Hàn Đông Vũ và khiến
linh hồn của mình gắn kết với đạo phù để có cơ hội sống lại.

Thế nên, những chuyện sau này đều do ba hồn ma do Tiểu Hoàng dẫn đầu gây ra. Họ tạo ra những giấc
mơ để khiến tôi nghi ngờ lão nông là kẻ đã nô dịch họ. Sau đó, họ từng bước dẫn dụ tôi đến An Huy, đuổi tôi
ra khỏi khách sạn để tôi chạm mặt lão nông Bởi vì, tôi chính là người duy nhất có thể sử dụng đạo phù này vào lúc đó.

Muốn chuyển giao chủ nhân của đạo phù, nhất định phải dán phù lên trán người kia.
Sau khi Hàn Đông Vũ bị đánh bại, Đại Bảo và Hồ Nhất Văn lập tức lao đến tranh đoạt đạo phù.

Nhưng tiếc thay, Tiểu Hoàng đã sắp xếp kế hoạch từ trước. Trong mắt hắn, bọn họ vốn chỉ là vật hi sinh.
Thế nhưng, điều hắn không ngờ là, vào phút cuối cùng, tôi lại lựa chọn giúp đỡ lão nông.

Lão nông đã giải trừ chú ngữ trên đạo phù.
Tôi cuối cùng đã được tự do.

Lão nông nói với tôi một câu khiến tôi vô cùng xúc động: “Chết không phải điều ta mong muốn, nhưng sống
cũng chẳng phải điều ta mong muốn. Suốt một trăm năm dài đằng đẵng, ta chỉ chăm chăm theo dõi tuổi thọ
của kẻ cộng sinh, nhưng chưa từng có một ngày nào thực sự sống cho chính mình. Dẫu ta có 121 tuổi,
nhưng thực chất, ta đã chết từ năm 21 tuổi rồi.”

Phải, bị giết một cách vô lý, sống lại một cách vô lý, bị động chấp nhận một cuộc sống bất tử, nhưng lại
quên đi ý nghĩa thực sự của việc sống.

Tiểu Biện muốn lấy lại đạo phù để nghiên cứu, nhưng tôi không đưa cho hắn.
Tôi biết rằng cuộc đời của bốn con người kia đều đã bị trói buộc trong tấm phù này.
Tôi phải thay họ sống thật tốt.

Bởi vì, ý nghĩa của cuộc sống quan trọng hơn nhiều so với việc sống thật lâu.
-HẾT


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner