Cuộc nói chuyện sẽ không có gì đáng nói vì tất cả mọi người cùng thương cảm cho hoàn cảnh của bà Sông. Dù gì cái Hạnh cũng là con ruột của bà ấy, nên nó có trách nhiệm cũng đúng thôi. Nhưng tới lúc gần kết thúc câu chuyện, ai nấy chuẩn bị đứng lên ra về thì bất ngờ bà chị cả của anh Trần lên tiếng:
-Việc của cậu mợ và bà bên đó chị không ý kiến gì đâu, nhưng chị có thắc mắc một điều, là bà từng có nhà cửa vườn đất đàng hoàng sao lại bán hết đi, rồi bây giờ chạy hết từ nhà con trai tới nhà con gái. Như vậy là lỗi cũng do bà.
Tất cả mọi người lúc này mới à lên một tiếng, điều đơn giản thế mà không ai nghĩ ra. Hạnh vội gạt nước mắt rồi nói nhỏ:
-Chị hai của em bà ấy dở người chỉ biết vơ vào, ở với mẹ nhưng lại chỉ thương bố nên bà tủi thân. Bà bán hết đất đi sang ở với con trai, nhưng anh ấy lại chỉ nghe vợ mà không để ý tới mẹ mình. Em vì x:ót mẹ nên mới đưa bà về đây.
Những lời nói trong nước mắt của Hạnh đã làm cho anh chị em nhà chồng cô động lòng. Thế rồi câu chuyện đã kết thúc, ai về nhà nấy và mỗi người mang theo một suy nghĩ khác nhau. Tất cả cùng thông cảm cho hoàn cảnh của mẹ con bà Sông, duy chỉ có bà chị cả là không tin cho lắm. Con Hạnh và thằng Trần đúng là trời sinh một cặp, chúng nó chưa cho không ai thứ gì bao giờ, kể cả là anh em r:uột th:ịt. Em trai chị mà chịu đưa mẹ vợ về ở nhà mình, thì chắc chắn nó đã nhắm được cái gì đó có lợi rồi. Tới bố mẹ đẻ của nó ngày còn sống nó còn chả coi ra gì, mỗi tuần nó tổ chức mấy bữa ăn uống nhậu nhẹt, toàn mời bạn bè khách khứa ở đâu, có khi nào nó biếu bố mẹ được miếng ngon.
Nhưng thôi, mặc thân ai người ấy lo, nhà còn bao việc đang chờ kia.
Hôm nay Hạnh sẽ chở bà Sông đi rút tiền, trước hết cô đưa mẹ vào một quán ăn sáng ven đường. Cô gọi hai tô phở bò nóng hổi, rồi nhanh tay bỏ tương, vắt chanh vào cho mẹ. Hai tay cô nhanh thoăn thoắt, những sợi mì trắng ngần lẫn với th:ịt và nước dùng béo ngậy, mùi thơm của gia vị bay thẳng vào mũi làm bà Sông cảm thấy đói cồn cào. Vừa ăn được vài miếng bà ngẩng lên nói:
-Nhà thằng Lộc bán đồ ăn sáng, vậy mà chưa khi nào nó mời mẹ ăn lấy một lần.
-Mẹ ở với con rồi, bữa nào mẹ thích là con sẽ chở mẹ đi ăn luôn. Mà các nơi người ta nấu ngon lắm, ông Lộc hà tiện chỉ b:ắt n:ạt dân xứ m:ù trong làng thôi, chứ người sành chả ai người ta thèm ăn.
Bà Sông rất hài lòng, con Hạnh nó khôn khéo hết phần của mấy đứa con bà, ở với nó chắc chắn bà sẽ được sung sướng, vì nó hiếu thảo, biết lo và biết nghĩ. Vậy là bà yên tâm giao hết cả người và của cho vợ chồng nó, sau này sống ch:ết cũng mặc cho vợ chồng nó lo là được rồi.
Ăn uống xong Hạnh vui vẻ nói với bà Sông:
-Mẹ con mình đi vào chợ ngắm một lát đã nha mẹ.
Bà Sông vui lắm, không biết đã bao lâu rồi bà mới tìm thấy cảm giác vui vẻ như lúc này. Ở với cái An từng ấy năm cũng chỉ biết quanh cái xó làng, muốn mua sắm thứ gì thì bà lại đạp xe đi một mình. Nó chỉ có mải miết đi làm, lúc mẹ con gần nhau thì nói chuyện được vài câu là như cãi nhau đến nơi. Bà không ưa ở nó được cái nết gì, vì chưa khi nào nó khen bà dù chỉ một câu.
Thằng Lộc thì kẹt sỉ số một, chưa khi nào nó biếu mẹ được miếng gì. Thế rồi đùng một cái nó nói đón bà về ở cùng, chẳng qua là lúc ấy nó muốn mượn tiền của bà. Vừa lúc bà đang tức sôi m:áu với cái An, thế là bà đã nghe nó mà đồng ý luôn. Để cuối cùng con Hạnh vẫn phải đón mẹ về nhà nó để lo toan.
Hạnh đưa mẹ đi chơi khắp chợ, vừa đi cô vừa tíu tít nói chuyện với bà. Cô chọn mua cho bà mấy bộ quần áo, đôi dép và cái nón lá mới trắng tinh. Ra tới ngoài cô lựa vài ký hoa quả các loại, thấy con gái mua nhiều đồ bà Sông kêu lên:
-Mua làm gì nhiều vậy con?
-Mấy thứ này con mua cho mẹ dùng, hoa quả để trong phòng mẹ thích ăn lúc nào thì có luôn. Vài bữa nữa thợ tới làm nhà, con bận là sẽ không đưa mẹ đi chợ như thế này được đâu.
Mấy bà ở chợ nghe mẹ con bà nói chuyện tình cảm thì lấy làm ngưỡng mộ. Người phụ nữ vừa gói hàng vừa tấm tắc khen:
-Chắc đây là con gái bà sao ạ, cô ấy nhanh nhẹn mà hợp với mẹ quá.
-Dạ em là con gái ạ, chỉ có con gái mới thương mẹ được như vậy thôi, tìm đâu ra con dâu tốt với bố mẹ chồng bây giờ hả chị. Bọn họ chỉ thấy có lợi thì mới vui vẻ, ngoài ra là sẽ quên hết.
Chị bán hàng đưa đồ cho Hạnh rồi cười gượng. Hai mẹ con bà Sông đi khuất rồi, chị lắc đầu nói một mình:
-Chắc là cô ta không đi lấy chồng, không làm dâu nên mới nói như vậy. Đúng thật là xã hội lắm kiểu người.
Hạnh để đồ vào võng xe rồi nói mẹ ngồi lên phía sau. Cô mỉm cười hài lòng, sau đó từ từ chở bà Sông tới ng:ân hàng huyện để rút t:iền. bất chợt cô hỏi bà:
-Ngày đó ai đưa mẹ đi gửi t:iền?
-Trời ơi, tại sao không nói con chở mẹ đi?
-Tao đạp xe đi bình thường, chục cây số có là gì đâu.
-Vấn đề không phải ở chục cây số, mà bà mang trong người già nửa tỷ rồi đạp xe ngoài đường, nhỡ có c:ư:ớp gi:ật thì biết làm thế nào.
-Đứa nào nó biết mình có t:iền mà sợ. Tao ăn mặc lôi thôi lại đi xe đạp, b:ố thằng nào nghĩ ra là tao mang t:iền đi gửi. Cứ như tụi mày, vợ chồng ăn diện rồi vàng đeo chằng chịt, cuối cùng thì toàn là đồ vay mượn.
-Mẹ nói hay thật đấy, con mượn của mẹ có một ít chẳng qua là muốn giữ cho bà. Còn vốn nằm trong hàng của con bao nhiêu mẹ biết sao được. Vả lại công việc buôn bán hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người, nếu không ăn mặc lịch sự thì họ kh:inh cho, rồi sao mà làm ăn. Mà con dặn trước, nếu có ai là mẹ không được nói những điều này ra đâu đấy, m:ất mặt quá.
Hai mẹ con đã vào tới chỗ rút t:iền. Sau khi bà Sông ký vào một số giấy tờ, Hạnh nhanh chóng cất mấy cọc tiền vào cái túi đeo bên mình rồi nhanh chân bước ra ngoài, trong lòng vui mừng không gì tả nổi. Còn bà Sông cứ như vừa bị m:ất của, bụng dạ bồn chồn không yên. Thế là bao nhiêu vốn liếng vào tay con Hạnh cả rồi! Nhưng không sao, nó là đứa con ngoan có hiếu, sau này nó sẽ chăm nom bà khi về già. Mà cũng phải thôi, năm nay bà cũng luống tuổi rồi, tiền nong cứ giao tất cho con, bà khỏi bận tâm suy nghĩ về tiền. Sau này cứ ngày ba bữa no rồi đi chơi hàng xóm, vậy là ổn.
Chở mẹ về tới nhà, Hạnh mang đồ vào gian nhà ngang cho bà rồi lên phòng mình để cất tiền. Bà Sông thấy vậy liền nói:
-Con đưa cho mẹ giữ mấy đồng để tiêu vặt.
-Trong người mẹ không còn tiền sao?
Hạnh đếm mấy tờ tiền chục đưa cho bà Sông rồi nói nhỏ:
-Hôm nay mà không lấy số tiền này về thì mẹ tiêu bằng gì, mà con nói trước nhé, từ giờ trở đi tất cả mọi thứ là con lo, mẹ cần gì thì nói để con mua. Ngày mai họ bắt đầu chở nguyên vật liệu tới, bà giúp con được việc gì thì giúp, bằng không để yên cho vợ chồng con làm, nhớ là không được ra nói chuyện cùng với đám thợ đâu, rồi hớ hênh họ lại cười cho đấy.
Hôm sau Hạnh đi chợ sớm mua đồ về cúng, lát nữa sẽ có thợ tới nhà Hạnh đo đạc rồi cắm móng nhà cho bà Sông. Thế là chuyện con gái và con rể làm nhà cho mẹ vợ đã lan ra khắp xóm, ai cũng khen vợ chồng nhà đó thật hiếu thuận, sống có tình có nghĩa thế nên làm ăn lúc nào cũng thuận lợi.
Bà Sông ngày nào cũng loanh quanh một mình nên thấy buồn. Vì Hạnh đã dặn trước nên bà cũng không dám tới gần chỗ đội thợ đang làm việc. Bà dắt xe đạp ra ngoài định về xóm nhỏ của mình gặp mấy bà bạn. Vừa đi được một đoạn, bà gặp một người chạc tuổi của mình đang quét dọn ngoài đường ngõ. Thấy bà, người đó nhanh miệng hỏi:
-Có phải bà là mẹ của cô Hạnh đó không?
-Bà có cô con gái giỏi quá, nghe nói nó đang làm nhà cho bà đúng không? Bà thật là có phước, vợ chồng cô Hạnh làm ăn giỏi giang nhất cái làng này đó bà.
Như đang buồn ngủ gặp chiếu manh, bà Sông vội xuống xe rồi đứng nói chuyện với bà Cát ở ngoài đầu ngõ. Hai bà ngồi kể cho nhau nghe chuyện giời ơi đất hỡi tới tận trưa không dứt ra dược.
Thế là từ hôm đó, bà Sông đã có bạn để tâm sự chuyện trò. Cứ mỗi sáng bà lại dắt xe đi, có hôm trưa muộn không thấy bà về làm Hạnh lại phải gọi điện.
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.